LinkWithin

HomeSao viet Tin tucMobileBlogTruyenPhotosMeo vatKhoa hocGameTiviTinh YeuThi TruongLam dep360Lien he
Liên hệ với chúng tôi để đặt quảng cáo của bạn trên trang chủ và tất cả các trang con của web này.Gia theo thỏa thuận. Liên hệ quảng cáo
Related Posts with Thumbnails

Bão hoành hành trong đất liền

BÀI VIẾT:

*Tiếp tục cập nhật.

Theo cơ quan khí tượng, 17h tâm bão cách bờ biển Hải Phòng - Nam Định khoảng 30 km, cường độ cấp 10-11. Với hướng Tây Bắc, tốc độ 15-20 km mỗi giờ, khoảng 19h tâm bão sẽ đi vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương lúc 16h30, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định, bão Conson có mắt lớn, vùng tâm ảnh hưởng rộng, trọng tâm bão đổ bộ là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An sẽ bị đuôi bão quét qua.

Do mắt bão rộng lại có đặc điểm hệ thống mây phía nam dầy hơn phía bắc nên sau bão sẽ có 2 vùng mưa lớn là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, gồm Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Hà Nội. Vùng thứ hai là Thanh Hóa, Nghệ An. Theo đó, mưa ở khu vực đồng bắc Bắc Bộ phổ biến 200-300 mm, khu vực miền núi phía Bắc, lưu vực sông Đà, sông Thao có thể lên trên 300 mm. Mưa tập trung ngắn từ đêm nay đến hết sáng mai nên khả năng ngập úng rất cao.

14h chiều nay, bầu trời Đồ Sơn (Hải Phòng) bắt đầu xám xịt. Những cơn sóng đánh mạnh vào bờ kè con đường ven biển, tung bọt đỏ ngàu.
Khoảng 16h chiều, đoàn cán bộ công an Hải Phòng và công an quận Đồ Sơn đi kiểm tra tình hình phòng chống lụt bão trên địa bàn Đồ Sơn.
Các nhà hàng ở trước biển được che chắn bằng những tấm gỗ.
Dường như chưa yên tâm khi thấy gió ngày càng mạnh, chủ nhà hàng này lại tiếp tục chèn thêm nhiều tấm gỗ.
Cây cối tại huyện Tiền Hải (Thái Bình) bị gió thổi mạnh.
Bụi chuối của một hộ dân ở xã Nam Cường, huyện Tiền Hải nghiêng ngả vì bão.
Trong khi đó, lúc 14h chiều nay, tại bờ biển huyện Hải Hậu (Nam Định), sóng chưa to nên nhiều học sinh vẫn ra tắm biển, bất chấp lệnh cấm.
Ngư dân huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang hoàn tất những công việc cuối cùng để chuẩn bị đón bão đổ bộ.
Trước giờ bão vào, những ngư dân tụ tập bàn luận về cơn bão đầu tiên trong năm.

Hiện các tỉnh thành Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình đã sơ tán 18.300 dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Hai tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa vẫn chưa sơ tán dân vì còn tiếp tục theo dõi diễn biến sau bão.

Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã chỉ đạo sau khi bão đổ bộ các tỉnh phải chuyển sang đối phó với ngập úng và sạt lở đất, vùng bão đi qua chuyển sang khắc phục hậu quả. Bộ Công Thương cần đảm bảo điện cho các trạm bơm tiêu hoạt động tiêu úng kịp thời, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội.

Tại Đồ Sơn, sóng đánh mạnh vào bờ kè. Ảnh: Hoàng Hà.

Dù chưa đổ vào Quảng Ninh, nhưng từ chiều nay tỉnh này đã có mưa và gió rất to. Toàn tỉnh đã bị mất điện trên diện rộng, từ 15h. Công ty Điện lực đang tập trung khắc phục sự cố đường dây, nhưng chưa biết bao giờ mới xong để cấp có điện trở lại. Gió bão cũng đã giật đổ cột phát sóng của Đài Vân Đồn và đổ một cột ăng ten của trạm phát sóng Viettel tại huyện Vân Đồn.

Từ 14h40, Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe máy, mô tô qua cầu Bãi Cháy hướng Bãi Cháy - Hòn Gai, riêng ôtô vẫn qua lại bình thường. Sau gần một tiếng, phía đầu cầu từ Hòn Gai sang Bãi Cháy cũng bị cấm người đi bộ, xe thô sơ và xe môtô. Sở đã bố trí phương tiện để vận chuyển người dân qua cầu.

Sở dĩ phải cấm xe máy, thô sơ bởi trước đó cầu Bãi Cháy có gió mạnh. Nhiều người dân, chủ yếu là phụ nữ khi đi xe qua cầu đã bị ngã. Rất may không ai bị thương.

Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), theo ghi nhận của VnExpress.net, từ 14h gió bão bắt đầu thổi mạnh. Thỉnh thoảng những con gió rít lên từng hồi, làm nghiêng ngã dãy phi lao chắn sóng ven bờ và giật tung một số biển quảng cáo của những ngôi nhà nghỉ. Sóng biển dâng cao cuồn cuộn vồ đập vào bờ kè.

Bãi biển dài vắng hoe, chỉ có một số ít du khách tò mò ra ngắm bão. Một số nhà hàng ven biển thấy gió giật mạnh vội vàng gia cố lại cửa bằng những tấm gỗ phòng chống. Mưa bắt đầu từ sáng, nhưng không to.

Đến khoảng 16h30 gió bão làm nổ bốt điện ở khu vực 2 của Đồ Sơn gây mất điện cho cả khu vực. Những cột sóng chồm lên khỏi bờ đã và tiến sâu vào đất liền. Thích thú với những cột sóng, rất nhiều bạn trẻ đã ra ngoài để chụp ảnh.

Tại bãi biển Hải Thịnh (Hải Hậu, Nam Định), chiều nay gió gầm rít mạnh, biển đỏ ngầu, sóng đánh mạnh vào bờ cao 2 m. Bãi biển Hải Thịnh vốn rất đông khách, nhưng vì bão nên vắng hoe. Dù vậy hầu hết các quán hàng vẫn hoạt động. "Người dân nơi đây đã quen với mưa bão nên không thấy quá lo lắng. Chúng tôi vẫn xem tivi liên tục để cập nhật tình hình", chủ nhà hàng Tuấn Kiệt giải thích.

Khoảng 14h chiều, giữa lúc cơn bão Conson đang thẳng hướng vào bờ, một nhóm học sinh ở Hải Hậu vẫn tắm biển, đá bóng trên bãi cát. “Bọn em biết tin bão sẽ vào chiều nay. Nhưng tắm biển lúc sóng to thế này mới thú vị”, một em gái nói và cho biết đã đội mưa đi 17 km từ xã Hải Phú đến đây.

Nhiều cây ở ven biển đổ gục. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại huyện Hậu Lộc, nơi được coi là “đầu sóng ngọn gió” của Thanh Hóa, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các mùa mưa bão, khoảng 16h chiều nay, gió bắt đầu mạnh lên cấp 5-6 và bắt đầu có mưa.

Nhìn những cơn sóng ào ạt xô bờ, ông Nguyễn Văn Tiến, 70 tuổi, ở xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) cho biết: “Triều cường bắt đầu dâng và biển động mạnh. Theo kinh nghiệm hiện tượng biển như thế này rất có thể Thanh Hoá dính bão. Chúng tôi đang theo dõi cẩn thận để đối phó".

Là huyện có số lao động đánh bắt cá ngoài khơi nhiều nhất của tỉnh Thanh Hoá, công tác báo bão, cứu nạn được huyện rất quan tâm. Ông Nguyễn Văn Ấp, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc thông tin có hơn gần 800 tàu thuyền của huyện đã vào nơi trú ẩn an toàn, hiện còn khoảng 40 tàu thuyền đang trú tại Quảng Ninh và Nam Định.

Huyện Hậu Lộc cũng đã tổ chức di dời dân theo hai phương án. Một là di dân tại chỗ đối với các hộ sống mép biển vào các trường học, trạm y tế và các nhà cao tầng kiên cố. Hai là di dân theo vùng lên tại các xã vùng cao. Hậu Lộc có 5 xã ven biển với trên 7.000 hộ dân sinh sống.

Tuy nằm xa tâm bão, nhưng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế lại hứng đĩa mây dày đặc của bão nên có mưa rất to. Tại Hà Tĩnh, lượng mưa đo được tại Kỳ Anh tới 120 mm, một số nơi như Hương Khê 60 mm, Vũ Quang 50 mm. Bà con gọi đây là cơn "mưa vàng" vì đã giúp cải thiện nguồn nước ở các hồ đập cũng như mang lại thời tiết mát mẻ cho người dân sau nhiều tháng khô hạn, nhiệt độ cao nhất luôn trên 35 độ C.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng dự báo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Trung bộ cho biết, khả năng đêm nay và ngày mai, khi bão tiến sâu vào đất liền, lượng mưa sẽ tăng và rải đều khắp các tỉnh từ Thanh Hoá đến Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay, tất cả hồ đập lớn nhỏ ở Nghệ An, Hà Tĩnh đang sẵn sàng để tích nước sản xuất sau bão.

Tại Quảng Bình, ông Nguyễn Ngọc Giai, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh, cho biết mưa to bắt đầu từ 2h sáng nay, lượng mưa cao nhất tại Ba Đồn tới 180 mm, tại Mai Hóa 120 mm. "Bão Conson đã giúp Quảng Bình giải được cơn khát trong suốt 3 tháng qua. Mưa rất to, nhưng do mặt đất nứt nẻ, các sông hồ cạn kiệt, nên chỉ có tác dụng thấm đất, không tạo thành dòng chảy lớn, không gây lũ nguy hiểm", ông Giai nói.

Ông cũng cho biết khả năng Conson tiếp tục gây mưa to cho tỉnh là không nhiều, vì thế lũ lớn ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình vẫn không lơ là nhiệm vụ phòng chống bão. Hiện hơn 4.100 tàu thuyền của tỉnh đã được kêu gọi về nơi trú bão an toàn. Việc chuẩn bị phương án sơ tán dân đã có, tùy tình hình mưa bão sẽ di dời.

Nếu bạn gặp khó khăn về ngoại ngữ hãy coppy tên try cập ( link ) của trang hoặc đoạn văn bản cần dịch dán vào trang Google dich . Xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ chúng tôi !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails